Sunday, July 9, 2017

nghệ thuật pansori - p2

Các tác phẩm tiêu biểu
            Vào thời vua Suk Jong – Joseon (thời kì 1674 – 1720), Lee Mong Ryong con trai của quan huyện xứ Nam Won và Chun Hyang – mỹ nữ không ai sánh bằng và là con gái của ca nữ đã gặp nhau trong ngày Tết Đoan Ngọ tại Gwanghallu rồi họ đã yêu nhau. Nhưng bố của Lee Mong Ryong đã phải chuyển lên Seoul nên họ phải chia ly. Khi đó Buyn Hak Do, viên quan mới được bổ nhiệm của Namwon đã chức buổi tiệc để gọi các ca nữ đến và viên quan này dụ dỗ nàng nhưng nàng giữ lòng thủy chung và kiên quyết chối từ. Vì lý do đó mà nàng bị tống vào ngục tù và mạng sống của nàng luôn bị đe dọa. Lee Mong Ryong đã tới Seoul và đỗ đạt khoa cử rồi trở thành Mật sứ. Trong buổi tiệc mừng thọ quan huyện,  những kẻ quan viên dưới quyền của các xã đều đến vui chơi thì Lee Mong Ryong đã ra lệnh bắt quan huyện và cứu Chun Hyang rồi hai người cùng nhau sống trăm năm hạnh phúc.
            Cảnh Lee Mong Ryong và Chun Hyang gặp nhau giúp ta tưởng tượng đến phong cảnh ngày Tết đoan ngọ - lễ hội mùa xuân truyền thống và là lễ hội đặc trưng của các nước nông nghiệp. Ở Hàn Quốc, tới Tết Đoan Ngọ là việc cấy lúa đã gần như hoàn thành. Vào Tết này người ta thường tổ chức nhiều trò chơi dân gian và tập tục truyền thống nhằm cầu mong một năm mùa màng bội thu, cuộc sống bình an và no ấm. Trong ngày Tết đoan ngọ thường có phong tục đa phần con gái trẻ sử dụng thêm đồ bằng trang sức các loại, quần áo đẹp, giày để làm tôn lên vẻ đẹp của bản thân cùng với vẻ đẹp của mùa xuân và trò chơi đánh đu. Ngoài trò đánh  đu, trong ngày tết đoan ngọ còn chơi trò đấu vật, múa mặt nạ. Tất cả những trò chơi này đều là những trò chơi dân gian nhằm cầu mong cho một năm mùa màng bội thu. Không chỉ vậy, Tết Đoan Ngọ còn làm nẩy nở những mối tình nồng cháy, giống như tình yêu của Chun Hyang và Lee Mong Ryong.
   Ở thời kì này, sự phân biệt giữa các giai cấp trong xã hội rất rõ ràng. Trong thời Joseon, quý tộc là tầng lớp xã hội bao gồm những quan lại có thể tham gia vào chính sự, dòng dõi có tư cách tiềm năng đến cả  tầng lớp học giả. Ngoài ra họ cũng rất coi trọng hôn nhân để duy trì được thân phận quý tộc, vì vậy chỉ những người trong tầng lớp quý tộc mới có thể kết hôn với nhau. Nhưng Chun Hyang – con gái của 1 nữ ca và Lee Mong Ryong – con trai của quan huyện đã vượt qua rào cản của giai cấp xã hội, họ bất chấp đến với nhau, cùng thề nguyện và đính ước với nhau dù không có sự đồng ý của bố mẹ.

   Gwangliwang là long vương của vùng Nam hải đã mắc bệnh và có thể sẽ chết. Một viên quan đã nói rằng nếu ăn được gan thỏ đang sống trên đất liền thì sẽ khỏi. Vì vậy,long vương tập trung các đại thần ở thủy cung lại và chọn sư tử sẽ đi lấy gan thỏ nhưng các đại thần lại cạnh tranh và không quyết định được ai sẽ đi. Khi đó rùa biển đã xuất hiện và có đủ khả năng nên đã được đồng ý. Rùa biển cầm bức ảnh chân dung thỏ và đi về phía đất liền. Trong buổi nói chuyện vỡi các loài động vật,rùa biển đã gặp gỡ thỏ và rùa biển đã dụ dỗ rằng nếu thỏ đi cùng rùa biển xuống thủy cung thì sẽ được làm quan to. Khi đến gặp long vương,long vương bảo hãy đưa gan ra thì thỏ mới biết mình bị lừa. Khi đó thỏ nói rằng mình đã để lại gan ở trên đất liền. Long vương đã rất ân cần với thỏ và nói hãy trở lại đất liền mang gan xuống thủy cung. Thỏ cùng với rùa biển trở lại đất liền và bỏ chạy vào rừng sâu. Rùa biển định tự sát,đúng lúc đó có 1 người xuất hiện và đưa cho rùa biển thần dược.
   Theo tư tưởng Nho giáo, người quân tử sống trên đời cần phải “ trung quân ái quốc”, nghĩa là phải một lòng trung thành với vua, phục tùng mệnh lệnh một cách tuyệt đối, thậm chí phải hi sinh vì đất nước. Trong tác phẩm Suggungga chúng ta cũng thấy được lòng tận tâm trung thành của rùa biển đối với Long Vương.
   Rùa biển đã quyết định ra khỏi biển cả ,môi trường sống của mình để đi lên đất liền – một nơi đầy rẫy nguy hiểm đổi với những loài động vật sống dưới nước. Rùa đã quyết mạo hiểm thân mình để đi tìm gan thỏ chữa bệnh cho long vương. Và khi quay lại lần thứ hai, thỏ trốn vào rừng sâu, biết mình không mang được gan thỏ về cho long vương chữa bệnh nên rùa đã quyết định tự sát. Điều đó đã thể hiện tấm lòng “ trung quân ái quốc” của rùa biển.

   Simcheongga có nội dung viết về nhân vật chính là cô gái nghèo tên Simcheong. Mẹ mất khi Simcheong mới sinh ra, để lại cô một mình tận tâm chăm sóc người cha bị mù già yếu Simbongsa trong cảnh nghèo éo le. Một ngày nọ, người cha sẩy chân rơi xuống một rãnh suối nhưng may mắn được một vị sư cứu giúp. Vị sư này đã nói với ông rằng nếu ông biếu nhà chùa 300 bao gạo thì Đức Phật sẽ giúp ông sáng mắt. Vì nhà quá nghèo, Simcheong đã phải đổi thân cho một đoàn thủy thủ lấy 300 bao gạo giúp cha sáng mắt. Để xoa dịu Long Vương, Simcheong đã bị ném xuống biển để làm vật tế. Sau đó, cô được đưa đến Long Cung và rồi được đưa Long Vương thương tình đưa về đất liền bằng một đóa hoa sen. Cô được đưa thẳng đến hoàng cung, vô tình gặp được hoàng đế, được ngài hết lòng yêu thương và sắc phong làm hoàng hậu. Để tìm lại cha, cô đã tổ chức một buổi lễ dành riêng cho những người đàn ông bị mù và cuối cùng cũng gặp được cha. Ngay khi nghe giọng nói của con gái, ông đã ngạc nhiên đến nỗi đôi mắt đột nhiên sáng trở lại.
            Hình ảnh Simcheong tận tâm tận tụy chăm sóc người cha già mù lòa trong hoàn cảnh nghèo nàn thiếu thốn, hi sinh bản thân để giúp cha có thể thấy lại được ánh sáng,…chính là những minh chứng cho chữ Hiếu của con cái thời Joseon. Đối với Nho giáo và Phật giáo, Hiếu chính là một trong những cái đức mà con người nhất định phải có, và thông qua những nhân vật trong các tác phẩm văn học người xưa muốn nhắc chúng ta nhớ và giữ gìn chữ Hiếu quý giá này.
            Tuy chủ đề chính của Simcheongga là chữ Hiếu nhưng bên cạnh chữ Hiếu ấy tác phẩm còn làm nổi bật lên tư tưởng Phật giáo, đó là quy luật nhân quả “ ở hiền gặp lành”
   Xuyên suốt tác phẩm, người đọc sẽ thấy được hình ảnh của Phật giáo xuất hiện khá nhiều, điển hình như khi người cha Simbongsa bị rơi xuống khe suối thì chính một vị Phật tử của Phật giáo đã cứu giúp, hay khi Simcheong rơi xuống biển cô đã được đưa về đất liền bằng một đóa hoa sen. Hoa sen là một trong những biểu tượng của Phật giáo, hoa sen xuất hiện trong các công trình phật giáo và Đức Phật ngồi trên bầu sen. Điều này cho thấy vào thời đại Joseon bấy giờ, Phật giáo rất được triều đình coi trọng và cũng được người dân rất tin tưởng.
   Ngoài ra, tình tiết Simcheong hi sinh để cha mình sáng mắt, và cuối cùng cô đạt được hạnh phúc, cưới nhà vua và trở thành hoàng hậu cao quý và cha cô có lại thị lực cũng thể hiện được tư tưởng nhân văn tốt đẹp. Tác phẩm đã nhấn mạnh tư tưởng luật nhân quả của Phật giáo rằng người tốt thì sẽ được phù hộ, “gieo nhân nào gặt quả nấy”. Qua đó nhắc nhở chúng ta rằng những người hiền lành tốt bụng dù có ở trong hoàn cảnh éo le khổ sở thậm chí là ở thời điểm cận kề với cái chết thì cũng sẽ được Phật giúp đỡ và có một kết thúc tốt đẹp. Kết thúc truyện là tình tiết tất cả những người mù tham gia bữa tiệc đều được sáng mắt trở lại, đó là một cái kết mĩ mãn và thể hiện tư tưởng linh nghiệm của Phật giáo.

4. Heungpuga
   4.1. Cốt truyện
            Ở một vùng đất nơi giáp biên giới ba đảo Kyeongsang – Jeolla - Chungcheong có hai anh em sinh sống với nhau, người anh là Nolbu xấu tính và hay gắt gỏng còn người em Heungbu thì hiền lành và ôn hòa, Nolbu chẳng những độc chiếm hết gia sản mà cha mẹ để lại mà còn nhẫn tâm đuổi Heungbu đi, vợ và các con của Heungbu đã phải làm đủ loại công việc nặng nhọc mà vẫn luôn sống trong nghèo đói. Một hôm vào một ngày mùa xuân mặt trời rực rỡ, có một con chim với chiếc chân bị gãy nằm trên đất trước nhà Heungbu, với trái tim nhân từ Heungbu đã chữa lành chân cho con chim và vào mùa xuân một năm sau đó con chim mang về cho Heungbu một hạt giống của trái bầu. Heungbu đem hạt gieo trồng, cũng vào mùa thu năm ấy hạt nở ra một trái bầu thật lớn và khi bổ trái bầu ra, bên trong lại có rất nhiều vàng bạc châu báu, Heungbu từ đó trở thành bậc phú gia trong vùng. Nolbu sau khi nghe được chuyện, đã cố tình làm gãy chân chim rồi sau đó lại tận tình cứu chạy rồi thả chim đi, cũng vào đúng một năm sau đó một hạt bầu thần đã được đưa về cho ông ta. Nolbu cũng gieo trồng hạt, và mùa thu năm ấy cây cũng cho ra một trái bầu to, nhưng khi bổ ra thì bên trong lại túa ra đủ loại yêu tinh, quái thú. Nolbu sau đó thân bại danh liệt. Heungbu nghe tin, chia tài sản của mình cho anh. Nolbu đã nhận ra lỗi lầm của mình và sau đó hai anh em hòa giải với nhau. Cuối cùng, họ lại cùng hòa thuận sống bên nhau.
              4.2. Ý nghĩa : Phản ánh tư tưởng phật giáo
            Cốt truyện của Heungbuga cho đến ngày nay được hình thành từ bốn yếu tố, đầu tiên là cốt truyện đặc hữu, thứ hai là sự kết hợp giữa cốt truyện đặc hữu với cốt truyện ngoại lai, thứ ba là truyện của Mông Cổ, và thứ tư là truyện của Phật giáo. Và do đó ảnh hưởng của Phật giáo được thể hiện một cách rõ ràng qua các luân thường đạo lý mà cốt truyện muốn truyền tải. Người lương thiện gặp may mắn và sống hạnh phúc, còn những kẻ vô đạo đức, tham lam phải chịu tội, và làm người thì phải lương thiện và sống có đạo đức chính là những đạo lý về thuyết nhân quả liên tục được nhấn mạnh xuyên suốt mạch truyện.

            Đạo Phật quan niệm vạn vật không do một thế lực bên ngoài nào làm ra mà do vận động của bản thân nó. Triết lý nhân quả của đạo Phật cũng được dân gian hiểu một cách giản dị như "ở hiền gặp lành", "gieo gió gặt bão", "không có lửa sao có khói". Những tác phẩm như Heungbuga rõ ràng là những bài học đạo đức của lý nhân quả - nghiệp báo, khuyên con người ăn hiền ở lành. Nhân dân đã mượn giáo lý của nhà Phật, đó là giáo lý nhân quả để phản ánh hiện thực, để thể hiện ước mơ, tư tưởng về một xã hội công bằng, hạnh phúc trong đó cái thiện sẽ thắng cái ác, cái thiện sẽ được hưởng hạnh phúc còn cái ác tất yếu phải bị trừng trị.

No comments:

Post a Comment