Sunday, July 9, 2017

Ngữ pháp (으)며, (으)나, 더니

1. (으)며: đây là cấu trúc cùng nghĩa với (으)면서, Tuy nhiên (으)며 mang sắc thái trang trọng hơn, thường dùng trong các văn bản cao cấp, bài báo, thông báo,...
V có phụ âm cuối + 으며
V không có phụ âm cuối hoặc phụ âm cuối là ㄹ+ 며.
예: 나는 아침에 신문을 읽으며 커피를 마신다. => Tôi vừa đọc báo vừa uống cafe vào buổi sáng
빵을 만들며 음악을 듣는다 => Tôi vừa làm bánh vừa nghe nhạc
그는 집안 형편이 어려웠기 때문에 돈을 벌며 대학에 다녔다
=> Vì hoản cảnh gia đình khó khăn nên cậu ấy vừa kiếm tiền vừa đi học đại học
2. (으)나: 
Nghĩa TV : nhưng.
Là NP cũng nghĩa với V+지만 nhưng được dùng trong văn viết với văn phong trang trọng như các văn bản báo chí, thông báo, các tài liệu,...
V có phụ âm cuối + 으나
V không có phụ âm cuối hoặc phụ âm cuối là ㄹ+ 나.
예: 공부를 열심히 하나 잘하지 못 한다=> tôi học chăm chỉ nhưng không thể giỏi được
친구 집에 찾았으나 친구를 못 만났다=> Tôi tìm đến nhà bạn tôi nhưng không gặp được bạn ấy
어제 교실에 왔으나 아무도 없었다=> Hôm qua tôi đến lớp học nhưng không có ai cả.
3 V+더니: Được gắn vào sau động từ, tính từ. Nó diễn tả sự thay đổi, những gì người nói đã từng trải qua trong quá khứ nay đã khác đi.
예: 어제는 머리가 많이 아프더니 오늘은 한결 좋아졌다
=> hôm qua đầu tôi vẫn còn rất đau mà hôm nay đã đỡ nhiều rồi.
어제 날이 많이 시원해진 것 같아요.
네, 며칠까지만 해도 잠도 못 잘 정도로 덥더니 어느새 바람이 선선해졌어요
=> Hôm qua thời tiết trở nên mát mẻ hơn thì phải.
đúng vậy. Mới vài ngày trước thôi nóng đến nỗi không ngủ được vậy mà đã trở nên mát mẻ hơn từ khi nào rồi.
예전에 한국음식을 못 먹더니 지금은 하루만 안 먹으면 안 될 정도로 잘 먹어요.
Trước đây tớ không ăn nổi món ăn HQ mà giờ đã ăn giỏi đến mức ngày nào cũng phải ăn.

ngữ pháp sơ cấp - p2

1.V+/어서
2.()니까
3. 때문에
4.N+때문에
=> nghĩa: Vì…nên
Lưu ý: vế câu ở sau /어서 không được phép ở dạng câu mệnh lệnh, yêu cầu.
: 날씨가 추워서 창문을 닫으세요 => Sai
날씨가 추우니까 창문을 닫이세요 => đúng
Ví dụ: 1.비가 오니까 우산을 가져 가세요
Vì trời mưa nên hãy mang theo ô.
2.오늘 바빠서 만나지 해요
Vì hôm nay tôi bận nên không thể gặp nhau được
3. 동생은 학생때문에 학교에 가야 해요
Vì em tôi là học sinh nên phải đến trường

1.V+
2.V+/어서
Nghĩa: Làm gì rồi làm gì, chỉ thứ tự hành động trước sau
1.시장에 가서 옷을 사요
Tôi đi chợ và mua quần áo.
2.우리 집에 와서 같이 식사할까요?
Cậu đến nhà tớ rồi cùng ăn cơm nhé.
3. 밥을 먹어서 텔레비전을 봅니다

1.V+지못 하다
2.+V
3.V+() 없다
Nghĩa: không thể làm gì
.다리가 아파서 걷지 합니다.
Vì chân tôi đau nên không thể đi bộ được.
3.밖은 너무 시끄럽기 때문에 공부를 해요
Bên ngoài ồn ào quá nên tôi không thể học được.
비가와서 밖으로 나갈 수 없어요.
Trời mưa nên tôi không thể ra ngoài được.

1. 안+V
2. V+ 않다
=> nghĩa : không làm gì. 
어제 밥을 먹었어요.
Hôm qua tôi không ăn cơm
나는 학교에 가지 않습니다
Tôi không đến trường

V+ 전에
Trước khi làm gì
예: 식사하기 전에 손을 깨끗하게 씻어야 됩니다.
Trước khi ăn cơm phải rửa tay sạch sẽ

V+() 후에
Sau khi làm gì
예: 어제 퇴근한 후에 쇼핑했어요.
Hôm qua tôi đã đi mua sắm sau khi tan làm.

V+()려고 하다
V+() 거예요
Định, sẽ làm gì
내년에 한국 유학을 가려고 해요.
Sang năm tôi định sẽ đi du học Hàn Quốc.
내일 등산갈거예요.
Ngày mai tôi sẽ đi leo núi.

ngữ pháp sơ cấp -p1

1.       V+ /   하다: Phải làm gì.
Ví dụ: 내일 시험이 있어서 공부해야 합니다: ngày mai có kì thi nên tôi phải học bài.
월요일에 학교에 가야 합니다: vào thứ 2 phải đến trường
한국에 가면 맜있는 음식을 많이 먹어야 해요: nếu đến Hàn Quốc phải ăn thật nhiều món ngon.
2.       V+ (): nếu…..thì….
V có phụ âm cuối + 으면
V không có phụ âm cuối hoặc phụ âm cuối “” thì + .
VD: 열심히 공부하지 않으면 시험에 떨어질 거예요: nếu không học hành chăm chỉ sẽ thi trượt (시험에 떨어지다: thi trượt)
내일 비가 오면 집에 있을 거예요: nếu ngày mai mưa tôi sẽ ở nhà.
3.       V+ 기위해서: để làm gì.
Ví dụ: 한국유학 가기 위해서 한국어를 공부해요: tôi học tiếng Hàn để đi du học Hàn Quốc.
감기에 걸리지 않기 위해서 옷을 많이 입어요: Tôi mặc nhiều quần áo để không bị cảm lạnh( 감기에 걸리다: bị cảm lạnh)
4.       V+ 있다: đang làm gì.
Ví dụ: 집에서 공부하고 있어요: tôi đang học bài ở nhà
하고 있어요? Bạn đang làm gì thế?
씨는 비빔밥을 먹고 있어요.
5.    V+() 되다: không được phép làm gì. (V+ /어도 되다: được phép làm gì)
밖에 가면 됩니다: không được phép ra ngoài. (이야기해도 돼요: được phép nói chuyện)
박물관에서 산진을 찍으면 돼요: không được phép chụp ảnh ở viện bảo tàng.
1.      

Trích dẫn gián tiếp -p1

- Trích dẫn gián tiếp dùng khi kể lại lời nói của 1 người khác.
- 다고 하다: dùng khi trích dẫn nội dung đơn thuần
- 다고 했다: nhấn mạnh câu nói của người nói đã xảy ra trong quá khứ.
ví dụ: 어머니가 언제 오세요? Khi nào thì mẹ đến
내일 온다고 해요 => mẹ nói ngày mai sẽ đến.
수미 씨가 어머니 내일 온다고 했어요 => Sumi đã nói là ngày mai mẹ sẽ đến.
1. Câu tường thuật.
*) Động từ: v+ㄴ/는다고 하다
V có phụ âm cuối +는다고 하다
V không có phụ âm cuối +ㄴ다고 하다.
VD: 할아버지 밥을 드신다고 해요 => Ông bảo là đang ăn cơm.
      하 씨가 사장님은 사무실에 없는다고 했어요=> Hà đã nói là giám đốc không có ở văn phòng.
      민수 씨가 도서관에서 책을 읽는다고 해요=> Minsu nói cậu ấy đang đọc sách ở thư viện.
*) tính từ: Adj +다고 하다.
VD: 어머니가 가방이 예쁘다고 해요.
영진 씨가 회사에 취직해서 바쁘다고 해요. => Yeong Jin nói là dạo này cậu ấy xin việc nên hơi bận.
*) Danh từ (이)라고 하다.
N có phụ âm cuối +이라고 하다
N không có phụ âm cuối +라고 하다.
VD: 민수는 한국 사람이라고 해요 => Minsu nói cậu ấy là người Hàn Quốc
수미가 좋아하는 음식이 김치라고 해요=> Sumi nói rằng món ăn ưa thích của bạn ấy là Kim Chi.
2. Câu tường thuật dạng nghi vấn
A/V+냐고 묻다/ 냐고 하다.
VD: 선생님이 수미가 밥을 먹냐고 해요=> Cô giáo hỏi là sumi đã ăn cơm chưa.
철수가 내일 토요일냐고 물어요? => Cheol Su hỏi là ngày mai có phải thứ 7 không?

nghệ thuật pansori - p2

Các tác phẩm tiêu biểu
            Vào thời vua Suk Jong – Joseon (thời kì 1674 – 1720), Lee Mong Ryong con trai của quan huyện xứ Nam Won và Chun Hyang – mỹ nữ không ai sánh bằng và là con gái của ca nữ đã gặp nhau trong ngày Tết Đoan Ngọ tại Gwanghallu rồi họ đã yêu nhau. Nhưng bố của Lee Mong Ryong đã phải chuyển lên Seoul nên họ phải chia ly. Khi đó Buyn Hak Do, viên quan mới được bổ nhiệm của Namwon đã chức buổi tiệc để gọi các ca nữ đến và viên quan này dụ dỗ nàng nhưng nàng giữ lòng thủy chung và kiên quyết chối từ. Vì lý do đó mà nàng bị tống vào ngục tù và mạng sống của nàng luôn bị đe dọa. Lee Mong Ryong đã tới Seoul và đỗ đạt khoa cử rồi trở thành Mật sứ. Trong buổi tiệc mừng thọ quan huyện,  những kẻ quan viên dưới quyền của các xã đều đến vui chơi thì Lee Mong Ryong đã ra lệnh bắt quan huyện và cứu Chun Hyang rồi hai người cùng nhau sống trăm năm hạnh phúc.
            Cảnh Lee Mong Ryong và Chun Hyang gặp nhau giúp ta tưởng tượng đến phong cảnh ngày Tết đoan ngọ - lễ hội mùa xuân truyền thống và là lễ hội đặc trưng của các nước nông nghiệp. Ở Hàn Quốc, tới Tết Đoan Ngọ là việc cấy lúa đã gần như hoàn thành. Vào Tết này người ta thường tổ chức nhiều trò chơi dân gian và tập tục truyền thống nhằm cầu mong một năm mùa màng bội thu, cuộc sống bình an và no ấm. Trong ngày Tết đoan ngọ thường có phong tục đa phần con gái trẻ sử dụng thêm đồ bằng trang sức các loại, quần áo đẹp, giày để làm tôn lên vẻ đẹp của bản thân cùng với vẻ đẹp của mùa xuân và trò chơi đánh đu. Ngoài trò đánh  đu, trong ngày tết đoan ngọ còn chơi trò đấu vật, múa mặt nạ. Tất cả những trò chơi này đều là những trò chơi dân gian nhằm cầu mong cho một năm mùa màng bội thu. Không chỉ vậy, Tết Đoan Ngọ còn làm nẩy nở những mối tình nồng cháy, giống như tình yêu của Chun Hyang và Lee Mong Ryong.
   Ở thời kì này, sự phân biệt giữa các giai cấp trong xã hội rất rõ ràng. Trong thời Joseon, quý tộc là tầng lớp xã hội bao gồm những quan lại có thể tham gia vào chính sự, dòng dõi có tư cách tiềm năng đến cả  tầng lớp học giả. Ngoài ra họ cũng rất coi trọng hôn nhân để duy trì được thân phận quý tộc, vì vậy chỉ những người trong tầng lớp quý tộc mới có thể kết hôn với nhau. Nhưng Chun Hyang – con gái của 1 nữ ca và Lee Mong Ryong – con trai của quan huyện đã vượt qua rào cản của giai cấp xã hội, họ bất chấp đến với nhau, cùng thề nguyện và đính ước với nhau dù không có sự đồng ý của bố mẹ.

   Gwangliwang là long vương của vùng Nam hải đã mắc bệnh và có thể sẽ chết. Một viên quan đã nói rằng nếu ăn được gan thỏ đang sống trên đất liền thì sẽ khỏi. Vì vậy,long vương tập trung các đại thần ở thủy cung lại và chọn sư tử sẽ đi lấy gan thỏ nhưng các đại thần lại cạnh tranh và không quyết định được ai sẽ đi. Khi đó rùa biển đã xuất hiện và có đủ khả năng nên đã được đồng ý. Rùa biển cầm bức ảnh chân dung thỏ và đi về phía đất liền. Trong buổi nói chuyện vỡi các loài động vật,rùa biển đã gặp gỡ thỏ và rùa biển đã dụ dỗ rằng nếu thỏ đi cùng rùa biển xuống thủy cung thì sẽ được làm quan to. Khi đến gặp long vương,long vương bảo hãy đưa gan ra thì thỏ mới biết mình bị lừa. Khi đó thỏ nói rằng mình đã để lại gan ở trên đất liền. Long vương đã rất ân cần với thỏ và nói hãy trở lại đất liền mang gan xuống thủy cung. Thỏ cùng với rùa biển trở lại đất liền và bỏ chạy vào rừng sâu. Rùa biển định tự sát,đúng lúc đó có 1 người xuất hiện và đưa cho rùa biển thần dược.
   Theo tư tưởng Nho giáo, người quân tử sống trên đời cần phải “ trung quân ái quốc”, nghĩa là phải một lòng trung thành với vua, phục tùng mệnh lệnh một cách tuyệt đối, thậm chí phải hi sinh vì đất nước. Trong tác phẩm Suggungga chúng ta cũng thấy được lòng tận tâm trung thành của rùa biển đối với Long Vương.
   Rùa biển đã quyết định ra khỏi biển cả ,môi trường sống của mình để đi lên đất liền – một nơi đầy rẫy nguy hiểm đổi với những loài động vật sống dưới nước. Rùa đã quyết mạo hiểm thân mình để đi tìm gan thỏ chữa bệnh cho long vương. Và khi quay lại lần thứ hai, thỏ trốn vào rừng sâu, biết mình không mang được gan thỏ về cho long vương chữa bệnh nên rùa đã quyết định tự sát. Điều đó đã thể hiện tấm lòng “ trung quân ái quốc” của rùa biển.

   Simcheongga có nội dung viết về nhân vật chính là cô gái nghèo tên Simcheong. Mẹ mất khi Simcheong mới sinh ra, để lại cô một mình tận tâm chăm sóc người cha bị mù già yếu Simbongsa trong cảnh nghèo éo le. Một ngày nọ, người cha sẩy chân rơi xuống một rãnh suối nhưng may mắn được một vị sư cứu giúp. Vị sư này đã nói với ông rằng nếu ông biếu nhà chùa 300 bao gạo thì Đức Phật sẽ giúp ông sáng mắt. Vì nhà quá nghèo, Simcheong đã phải đổi thân cho một đoàn thủy thủ lấy 300 bao gạo giúp cha sáng mắt. Để xoa dịu Long Vương, Simcheong đã bị ném xuống biển để làm vật tế. Sau đó, cô được đưa đến Long Cung và rồi được đưa Long Vương thương tình đưa về đất liền bằng một đóa hoa sen. Cô được đưa thẳng đến hoàng cung, vô tình gặp được hoàng đế, được ngài hết lòng yêu thương và sắc phong làm hoàng hậu. Để tìm lại cha, cô đã tổ chức một buổi lễ dành riêng cho những người đàn ông bị mù và cuối cùng cũng gặp được cha. Ngay khi nghe giọng nói của con gái, ông đã ngạc nhiên đến nỗi đôi mắt đột nhiên sáng trở lại.
            Hình ảnh Simcheong tận tâm tận tụy chăm sóc người cha già mù lòa trong hoàn cảnh nghèo nàn thiếu thốn, hi sinh bản thân để giúp cha có thể thấy lại được ánh sáng,…chính là những minh chứng cho chữ Hiếu của con cái thời Joseon. Đối với Nho giáo và Phật giáo, Hiếu chính là một trong những cái đức mà con người nhất định phải có, và thông qua những nhân vật trong các tác phẩm văn học người xưa muốn nhắc chúng ta nhớ và giữ gìn chữ Hiếu quý giá này.
            Tuy chủ đề chính của Simcheongga là chữ Hiếu nhưng bên cạnh chữ Hiếu ấy tác phẩm còn làm nổi bật lên tư tưởng Phật giáo, đó là quy luật nhân quả “ ở hiền gặp lành”
   Xuyên suốt tác phẩm, người đọc sẽ thấy được hình ảnh của Phật giáo xuất hiện khá nhiều, điển hình như khi người cha Simbongsa bị rơi xuống khe suối thì chính một vị Phật tử của Phật giáo đã cứu giúp, hay khi Simcheong rơi xuống biển cô đã được đưa về đất liền bằng một đóa hoa sen. Hoa sen là một trong những biểu tượng của Phật giáo, hoa sen xuất hiện trong các công trình phật giáo và Đức Phật ngồi trên bầu sen. Điều này cho thấy vào thời đại Joseon bấy giờ, Phật giáo rất được triều đình coi trọng và cũng được người dân rất tin tưởng.
   Ngoài ra, tình tiết Simcheong hi sinh để cha mình sáng mắt, và cuối cùng cô đạt được hạnh phúc, cưới nhà vua và trở thành hoàng hậu cao quý và cha cô có lại thị lực cũng thể hiện được tư tưởng nhân văn tốt đẹp. Tác phẩm đã nhấn mạnh tư tưởng luật nhân quả của Phật giáo rằng người tốt thì sẽ được phù hộ, “gieo nhân nào gặt quả nấy”. Qua đó nhắc nhở chúng ta rằng những người hiền lành tốt bụng dù có ở trong hoàn cảnh éo le khổ sở thậm chí là ở thời điểm cận kề với cái chết thì cũng sẽ được Phật giúp đỡ và có một kết thúc tốt đẹp. Kết thúc truyện là tình tiết tất cả những người mù tham gia bữa tiệc đều được sáng mắt trở lại, đó là một cái kết mĩ mãn và thể hiện tư tưởng linh nghiệm của Phật giáo.

4. Heungpuga
   4.1. Cốt truyện
            Ở một vùng đất nơi giáp biên giới ba đảo Kyeongsang – Jeolla - Chungcheong có hai anh em sinh sống với nhau, người anh là Nolbu xấu tính và hay gắt gỏng còn người em Heungbu thì hiền lành và ôn hòa, Nolbu chẳng những độc chiếm hết gia sản mà cha mẹ để lại mà còn nhẫn tâm đuổi Heungbu đi, vợ và các con của Heungbu đã phải làm đủ loại công việc nặng nhọc mà vẫn luôn sống trong nghèo đói. Một hôm vào một ngày mùa xuân mặt trời rực rỡ, có một con chim với chiếc chân bị gãy nằm trên đất trước nhà Heungbu, với trái tim nhân từ Heungbu đã chữa lành chân cho con chim và vào mùa xuân một năm sau đó con chim mang về cho Heungbu một hạt giống của trái bầu. Heungbu đem hạt gieo trồng, cũng vào mùa thu năm ấy hạt nở ra một trái bầu thật lớn và khi bổ trái bầu ra, bên trong lại có rất nhiều vàng bạc châu báu, Heungbu từ đó trở thành bậc phú gia trong vùng. Nolbu sau khi nghe được chuyện, đã cố tình làm gãy chân chim rồi sau đó lại tận tình cứu chạy rồi thả chim đi, cũng vào đúng một năm sau đó một hạt bầu thần đã được đưa về cho ông ta. Nolbu cũng gieo trồng hạt, và mùa thu năm ấy cây cũng cho ra một trái bầu to, nhưng khi bổ ra thì bên trong lại túa ra đủ loại yêu tinh, quái thú. Nolbu sau đó thân bại danh liệt. Heungbu nghe tin, chia tài sản của mình cho anh. Nolbu đã nhận ra lỗi lầm của mình và sau đó hai anh em hòa giải với nhau. Cuối cùng, họ lại cùng hòa thuận sống bên nhau.
              4.2. Ý nghĩa : Phản ánh tư tưởng phật giáo
            Cốt truyện của Heungbuga cho đến ngày nay được hình thành từ bốn yếu tố, đầu tiên là cốt truyện đặc hữu, thứ hai là sự kết hợp giữa cốt truyện đặc hữu với cốt truyện ngoại lai, thứ ba là truyện của Mông Cổ, và thứ tư là truyện của Phật giáo. Và do đó ảnh hưởng của Phật giáo được thể hiện một cách rõ ràng qua các luân thường đạo lý mà cốt truyện muốn truyền tải. Người lương thiện gặp may mắn và sống hạnh phúc, còn những kẻ vô đạo đức, tham lam phải chịu tội, và làm người thì phải lương thiện và sống có đạo đức chính là những đạo lý về thuyết nhân quả liên tục được nhấn mạnh xuyên suốt mạch truyện.

            Đạo Phật quan niệm vạn vật không do một thế lực bên ngoài nào làm ra mà do vận động của bản thân nó. Triết lý nhân quả của đạo Phật cũng được dân gian hiểu một cách giản dị như "ở hiền gặp lành", "gieo gió gặt bão", "không có lửa sao có khói". Những tác phẩm như Heungbuga rõ ràng là những bài học đạo đức của lý nhân quả - nghiệp báo, khuyên con người ăn hiền ở lành. Nhân dân đã mượn giáo lý của nhà Phật, đó là giáo lý nhân quả để phản ánh hiện thực, để thể hiện ước mơ, tư tưởng về một xã hội công bằng, hạnh phúc trong đó cái thiện sẽ thắng cái ác, cái thiện sẽ được hưởng hạnh phúc còn cái ác tất yếu phải bị trừng trị.

Nghệ thuật pansori - p1

Nghệ thuật Pansori và một số tác phẩm tiêu biểu

            Trước tiên tôi xin giải thích một số thuật ngữ có trong bài viết để người đọc có thể dễ dàng hiểu được.
Sorikkun (소리꾼) : người hát chính, ca nương trực tiếp biểu diễn Pansori
Gosu (고수) : người đánh trống
Madang (마당) : các chương trong câu chuyện
Aniris (아니리) : lời dẫn truyện
Chuimsae (추임새) : tiếng hô của người đánh trống để bắt nhịp cho người hát
            Theo như bài viết của Hoàng Lan (diễn đàn Hàn Quốc học), Pansori là một loại hình âm nhạc truyền thống của Hàn Quốc. Đó là một buổi biểu diễn hát và gõ trống, được thực hiện bởi một ca nương và một nhạc công gõ trống. Từ "Pansori" được ghép từ "pan" (có nghĩa là nơi tụ họp của nhiều người) và sori (nghĩa là âm thanh). Từ đó tôi có thể đưa ra khái niệm Pansori là một hình thức hát kể, dựa vào những câu chuyện, cốt truyện kết hợp với âm nhạc và tiếng gõ trống cùng với những cử chỉ động tác của người hát chính để tạo nên một bài hát. Pansori thường kể về những câu chuyện châm biếm hay những câu chuyện tình yêu.
            Nhìn từ góc độ của những người trực tiếp tham gia biểu diễn thì Pansori chỉ bao gồm 2 yếu tố đó là người hát chính và người đánh trống.Người ta có thể biểu diễn Pansori ở bất cứ đâu khi chỉ có người hát và người đánh trống.
            Nhưng nếu nhìn từ góc độ của một vở Pansori hoàn chỉnh thì Pansori gồm có các yếu tố như cốt truyện, giọng hát, những động tác biểu diễn của người ca nương (hay còn gọi là người kể chuyện), và cả những tiếng hô bắt nhịp của người đánh trống. Đôi khi sự cổ vũ nhiệt tình của khán giả cũng là một yếu tố quan trọng tạo nên thành công cho vở Pansori.
            Xét về cách thức biểu diễn, trong một màn biểu diễn Pansorica nươngsẽ đứng hát với một cây quạt được xếp lại cầm trong một bàn tay. Cây quạt sẽ được vẫy lên khi muốn nhấn mạnh những chuyển động của người hát và sẽ được xòe ra khi muốn thông báo sẽ chuyển cảnh. Người chơi trống tay phải cầm dùi trống và đánh trống bằng bàn tay trái. Cùng với đó,người đánh trống còn tạo ra nhịp điệu bằng những lời bắt nhịp. Khán giả cũng sẽ tham gia tạo ra những tiếng bắt nhịp trong quá trình biểu diễn, tương tự như tiếngkakegoe trong kịch Nhật Bản hay tiếng “Ole” trong các buổi biểu diễn Flamenco.
3. Lịch sử hình thành và phát triển
            Những ghi chép về Pansori lần đầu tiên được phát hiện vào năm 1754, tức là vào năm thứ 30 đời vua Yeong Jo. Vở Pansori đầu tiên là Chun Hyang Ga được viết bằng Hán tự bởi tác giả Yoo Jin Han. Nhưng ở trong ghi chép cũng có nói về Kwang Dae Nori (광대놀이- là một thể loại tương tự Pansori) nên người ta dự đoán rằng Pansori đã có từ trước đó rất lâu rồi. So với Kwang Dae Nori thì Pansori được yêu thích hơn rất nhiều, mặc dù ra đời từ tầng lớp bình dân nhưng nó được lan tỏa rộng rãi đến cả tầng lớp thượng lưu.
            Sau đó có tác phẩm của Song Man Jae ra đời lần đầu tiên với 12 vở. Đến cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX Pansori được phát triển với các tên tuổi như Woo Choon Dae, Ha Eun Dam, Choi Seon Dal và từ đó Pansori đã phát triển thành một loại hình nghệ thuật độc lập với 12 vở.
            Đến thế kỉ XIX là thời kì đỉnh cao nhất với các tên tuổi như Kwon Sam Deuk, Song Heung Reok, Go Su Kwon và Park Yoo Jeon. Thời đại này chia ra làm hai loại hình Pansori là Dong Pyun Je (동편제) và So Pyun Je (서편제). Dong Pyun Je có ở các tỉnh phía Đông Hàn như Un Bong, Nam Won, Gu Re, với âm điệu mạnh mẽ, hùng tráng và các âm bổng nên Dong Pyun Je mang chất “nam tính”. Còn So Pyun Je có ở các tỉnh Tây Hàn như Kwang Ju, Na Ju, Bo Seong, với âm điệu nhẹ nhàng, những câu hát được kéo dài ra nên nó mang chất “nữ tính” hơn.
            Cuối thời kì Go Jeong, có 5 nghệ sĩ nổi tiếng là Song Man Gap, Lee Dong Paek, Kim Chang Hwan, Kim Chang Ryong và Jeong Joeng Ryul hoạt động. Nhưng do những biến động xã hội ở thời kì này nên Pansori bị suy thoái và trở thành kĩ nhạc. Bởi việc luyện tập để biểu diễn pansori khá mệt mỏi và tự bản thân mỗi buổi biểu diễn cũng như vậy, vì thế càng ngày càng có ít người quan tâm đến loại hình văn hóa này
            Tuy nhiên, đến năm 1964 Pansori được xác định là di sản văn hóa phi vật thể số 5 của Hàn Quốc. Những tiết mục Pansori được biểu diễn thường xuyên ở Hàn Quốc và tại các lễ hội ở nước ngoài nhằm phát huy và giới thiệu với công chúng những đặc sắc của loại hình nghệ thuật truyền thống này.

            Có 12 tác phẩm pansori tiêu biểu, đó là Chun Hyang Ga (춘향가), Sim Cheong Ga (심청가), Heung Buga (흥부가), Jeok Byuk Ga (적벽가), Su Gung Ga (수궁가), Bye Bi Jang Ta Ryung (배비장타령),  Byun Gang Soi Ta Ryung (변강쇠타령), Jang Kki Ta Ryung (장끼타령), Ung Go Jip Ta Ryung (옹고집타령), Gang Nung Mye Hwa Ta Ryung(강릉매화타령), Mu Soo Ki Ta Ryung(무숙이타령) và Ga Jja Sin Seon Ta Ryung(가짜신선탸령), nhưng những câu chuyện không có tính hiện thực thì dần dần đều bị biến mất. Cho đến ngày nay chỉ còn lại 5 tác phẩm đó là Chun Hyang Ga, Sim Cheong Ga, Su Gung Ga, Heung Bu Ga và Joek Buyk Ga, 5 tác phẩm này đề cao những giá trị đạo đức như sự trung thành, hiếu thảo, lòng thủy chung, đạo lý làm người,…